Đìu hiu khu tái định cư
Với mục đích tạo nơi ở ổn định cho những hộ dân cư bị giải tỏa bởi những công trình công cộng, các khu tái định cư ở TP. Hồ Chí Minh được thiết kế và xây dựng ở nhiều khu vực ngoại thành. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, các khu tái định cư vẫn thưa thớt người dân, cỏ mọc um tùm dù số vốn đầu tư xây dựng hàng ngàn tỷ đồng, chưa kể các cơ sở hạ tầng khác.
Khu tái định Vĩnh Lộc B nhìn hoang vắng vì rất ít người ở.
|
Nhiều bất cập
Nằm ở xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh), khu tái định cư Vĩnh Lộc B có quy mô lớn nhất thành phố, với thiết kế cho khoảng 2.000 hộ dân sinh sống, được đầu tư xây dựng với kinh phí lên đến 1.062 tỷ đồng. Đây là nơi ở của các hộ dân được thành phố đền bù từ nhiều địa phương như quận 1, quận 4, quận 5, Tân Phú… Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng từ năm 2013 đến nay, nhiều lốc nhà trong khu tái định cư này vẫn trống trơn, các lốc có người ở cũng chỉ lẻ tẻ. Nhìn chung, khu nhà cao tầng này thiếu vắng sự sống.
Bà Tuyến, một người dân sống ở đây cho biết: Trước ở nhà cũ, tôi còn buôn bán lặt vặt, ông chồng thì bơm vá xe, sửa giày dép cho khách cũng đủ sống nhiều năm. Nay chuyển qua đây không biết làm nghề gì nữa. Tương tự, một hộ dân từng sinh sống ở quận Tân Phú khi chuyển về khu tái định cư cũng than thở không biết làm nghề gì để mưu sinh. Chính điều này khiến nhiều người dân không chấp nhận về nơi ở mới vì sợ không có sinh kế. Ngoài ra, theo nhiều người dân, mặc dù các căn nhà được xây khá bài bản, theo kiểu chung cư hiện đại nhưng đường sá, khuôn viên xung quanh thì chưa tương xứng. Các công trình như trường học, công viên, khu vui chơi giải trí… vẫn chưa hoàn thiện hoặc do không có người sử dụng đều xuống cấp, cỏ mọc hoang um tùm.
Thuê nhà chứ không vào khu tái định cư
Một người dân giấu tên sinh sống ở lốc B2 (khu tái định cư Vĩnh Lộc B) cho biết, trước gia đình bà ở quận 1, sau khi cải tạo đường được đền bù về đây. Từ nhà cũ xuống đây mất hơn 20 cây số nên các con và cháu bà chấp nhận đi thuê nhà trọ để đảm bảo việc học, làm việc chứ không chịu về khu tái định cư.
Được biết, ngoài khu tái định cư Vĩnh Lộc B, hầu hết các khu tái định cư khác đều có chung tình trạng tương tự là xa trung tâm, cơ sở hạ tầng không ưng ý, điều kiện sống không đảm bảo so với trước. Một trong số đó là khu tái định cư Tân Mỹ (Quận 7), nơi hàng trăm hộ dân ở khu vực quận 8 bị giải tỏa được đền bù ở đây. Mặc dù không quá xa trung tâm nhưng nhiều người dân ở khu tái định cư Tân Mỹ phản ánh tình trạng xuống cấp cơ sở hạ tầng, mất an toàn,vệ sinh môi trường không đảm bảo.
Có thể nói, việc xây sẵn nhà tái định cư là chủ trương khá đúng đắn nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân khiến cho tình trạng lãng phí tràn lan. Hơn nữa, tình trạng mua đi bán lại lộn xộn ở khu tái định cư với giá thấp cũng diễn ra phổ biến. Hàng trăm hộ dân hoặc chưa chịu nhận nhà, hoặc nhận sau đó giao bán lại cho người khác dẫn tới tình trạng các khu tái định cư trở lên rối ren và lộn xộn hơn bao giờ hết.
DiaOcOnline.vn - Theo Đại Đoàn kếtVới mục đích tạo nơi ở ổn định cho những hộ dân cư bị giải tỏa bởi những công trình công cộng, các khu tái định cư ở TP. Hồ Chí Minh được thiết kế và xây dựng ở nhiều khu vực ngoại thành. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, các khu tái định cư vẫn thưa thớt người dân, cỏ mọc um tùm dù số vốn đầu tư xây dựng hàng ngàn tỷ đồng, chưa kể các cơ sở hạ tầng khác.
Khu tái định Vĩnh Lộc B nhìn hoang vắng vì rất ít người ở.
|
Nhiều bất cập
Nằm ở xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh), khu tái định cư Vĩnh Lộc B có quy mô lớn nhất thành phố, với thiết kế cho khoảng 2.000 hộ dân sinh sống, được đầu tư xây dựng với kinh phí lên đến 1.062 tỷ đồng. Đây là nơi ở của các hộ dân được thành phố đền bù từ nhiều địa phương như quận 1, quận 4, quận 5, Tân Phú… Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng từ năm 2013 đến nay, nhiều lốc nhà trong khu tái định cư này vẫn trống trơn, các lốc có người ở cũng chỉ lẻ tẻ. Nhìn chung, khu nhà cao tầng này thiếu vắng sự sống.
Bà Tuyến, một người dân sống ở đây cho biết: Trước ở nhà cũ, tôi còn buôn bán lặt vặt, ông chồng thì bơm vá xe, sửa giày dép cho khách cũng đủ sống nhiều năm. Nay chuyển qua đây không biết làm nghề gì nữa. Tương tự, một hộ dân từng sinh sống ở quận Tân Phú khi chuyển về khu tái định cư cũng than thở không biết làm nghề gì để mưu sinh. Chính điều này khiến nhiều người dân không chấp nhận về nơi ở mới vì sợ không có sinh kế. Ngoài ra, theo nhiều người dân, mặc dù các căn nhà được xây khá bài bản, theo kiểu chung cư hiện đại nhưng đường sá, khuôn viên xung quanh thì chưa tương xứng. Các công trình như trường học, công viên, khu vui chơi giải trí… vẫn chưa hoàn thiện hoặc do không có người sử dụng đều xuống cấp, cỏ mọc hoang um tùm.
Thuê nhà chứ không vào khu tái định cư
Một người dân giấu tên sinh sống ở lốc B2 (khu tái định cư Vĩnh Lộc B) cho biết, trước gia đình bà ở quận 1, sau khi cải tạo đường được đền bù về đây. Từ nhà cũ xuống đây mất hơn 20 cây số nên các con và cháu bà chấp nhận đi thuê nhà trọ để đảm bảo việc học, làm việc chứ không chịu về khu tái định cư.
Được biết, ngoài khu tái định cư Vĩnh Lộc B, hầu hết các khu tái định cư khác đều có chung tình trạng tương tự là xa trung tâm, cơ sở hạ tầng không ưng ý, điều kiện sống không đảm bảo so với trước. Một trong số đó là khu tái định cư Tân Mỹ (Quận 7), nơi hàng trăm hộ dân ở khu vực quận 8 bị giải tỏa được đền bù ở đây. Mặc dù không quá xa trung tâm nhưng nhiều người dân ở khu tái định cư Tân Mỹ phản ánh tình trạng xuống cấp cơ sở hạ tầng, mất an toàn,vệ sinh môi trường không đảm bảo.
Có thể nói, việc xây sẵn nhà tái định cư là chủ trương khá đúng đắn nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân khiến cho tình trạng lãng phí tràn lan. Hơn nữa, tình trạng mua đi bán lại lộn xộn ở khu tái định cư với giá thấp cũng diễn ra phổ biến. Hàng trăm hộ dân hoặc chưa chịu nhận nhà, hoặc nhận sau đó giao bán lại cho người khác dẫn tới tình trạng các khu tái định cư trở lên rối ren và lộn xộn hơn bao giờ hết.
BDSGOVAP.com - Theo Đại Đoàn kết
Tin khác
- TP.HCM muốn thêm khách sạn 6 sao, 7 sao
- Parkson thoái lui và sự "đổi ngôi" của BĐS bán lẻ
- Khái niệm “đất ở” trong Luật Nhà ở 2014 đang làm khó nhà đầu tư
- Nhà giá thấp cho thuê, nỗi lo “bỏ tiền chẵn, bòn tiền lẻ”
- Ngân hàng Chính sách sẽ “tiếp nối” gói 30.000 tỷ đồng
- Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM bác thông tin “lãng phí nhà tái định cư”
- Vì sao chủ đầu tư thờ ơ với phân khúc nhà giá rẻ?
- Tiền tiếp tục đổ vào bất động sản
- Đình chỉ thi công chung cư cao cấp xây “lụi” 7 tầng quá chậm
- Xây khu phức hợp 30.000 tỷ đồng ở Sài Gòn